Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV?

Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV? - VnExpress
VnExpress
   

Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV?

Để điều chế một loại vaccine mới, các nhà khoa học phải mất ít nhất một năm cho các khâu phân tích, thử nghiệm, cấp phép và sản xuất đại trà.

BTV: Thùy Ngân

Nhịp sống Chủ nhật, 23/2/2020, 06:00 (GMT+7)

VnExpress

© Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved.

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

VnExpress tuyển dụng Liên hệ: Quảng cáo / Tòa soạn

Đường dây nóng: 083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)

 

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) kiến nghị Tổ công tác trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư.

Biên dịch

Theo ước tính của ACV, ảnh hưởng đến từ dịch bệnh do virus corona (Covid-19) gây ra có thể khiến tổng sản lượng vận chuyển hành khách thông qua toàn mạng cảng ước giảm 35 triệu lượt khách trong năm 2020. Điều này có thể khiến cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của ACV chỉ đạt 1.700 tỷ đồng, giảm hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm.

Năm ngoái, ACV đạt mức doanh thu thuần 18.293 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.343 tỷ đồng, đây là kết quả kinh doanh kỉ lục của doanh nghiệp này nhờ tăng trưởng cả khối lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không.

ACV kiến nghị Tổ công tác trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt với hai dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống sân đường khu bay tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài để có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động khai thác khi thị trường hồi phục trở lại và an toàn hoạt động bay.


Các văn bản hướng dẫn Luật hàng không dân dụng Việt Nam hiện chưa quy định, hướng dẫn và xác định rõ vai trò của doanh nghiệp cảng về quyền đầu tư, phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không được giao quản lí, khai thác. Điều này làm ảnh hưởng đến việc chủ động đầu tư, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng cảng hàng không của ACV. Trong khi đó, ACV đã tích lũy nguồn tiền sẵn có để triển khai ngay các dự án.

Thực tế tại thời điểm 31/12/2019, lượng tiền gửi ngắn hạn của công ty này lên tới gần 31.200 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng tài sản.

Để giải quyết vướng mắc này, trong dự thảo sửa đổi NĐ102/2015 về quản lí khai thác cảng hàng không, Bộ GTVT đã bổ sung các điều khoản quy định rõ thẩm quyền của doanh nghiệp cảng trong đầu tư, cải tạo nâng cấp cảng.

ACV cũng phối hợp Cục HKVN hoàn thành báo cáo về định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không, hiện Bộ GTVT đang gửi các Bộ ngành, các doanh nghiệp có liên quan để lấy ý kiến trình Thủ tướng…

Hàng loạt các doanh nghiệp chung tay phòng chống dịch và bảo vệ nhân viên, khách hàng, bạn có thể theo dõi trên mục Doanh nghiệp hành động trong chiến dịch Lá chắn virus Corona trên mạng xã hội Lotus tại đây

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, ACV ước tính lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch - Ảnh 2.

Theo Lâm Tuyền

Thời báo Chứng khoán

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn

Google từ lâu đã là một trong những nơi làm việc được yêu thích nhất trên thế giới. Và được công ty này tuyển dụng quả thực không phải là một thành tích bình thường.

Kyle Ewing, giám đốc phụ trách thu hút và tiếp cận tài năng tại Google, mới đây đã trò chuyện với trang FastCompany về những điều nhóm của cô tìm kiếm trong các bản sơ yếu lý lịch của ứng viên. Dưới đây là cách họ phân tích các bản sơ yếu lý lịch nhằm xác định ra được những ứng viên hàng đầu.

Thể hiện khả năng của chính mình

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 1.

Ewing rất thích nếu bạn đưa vào phần đầu sơ yếu lí lịch một đoạn tóm lược. Hãy viết ngắn gọn thôi. Một hoặc hai câu là quá đủ. Đây không phải là bản tiểu sử cá nhân. Tập trung vào những kinh nghiệm liên quan mà bạn có thể mang lại cho công ty, trong khi Biên dịch không ai khác có thể. Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm các ứng viên không chỉ có kinh nghiệm làm việc dày dạn, mà còn phải có kinh nghiệm trong cuộc sống nữa.

Bạn cần biết về "khán giả" của mình. Bạn có nghiên cứu để hiểu được điều mà công ty bạn đang ứng tuyển đề cao nhất là gì hay không? Hãy dành thời gian xem thử website của họ, và nói chuyện với các nhân viên hiện tại. Sau đó bạn có thể soạn thảo phần tóm lược nói trên để cho công ty thấy họ sẽ được lợi như thế nào khi tuyển dụng bạn.

Bạn làm gì ngoài thời gian ở công ty

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 2.

Google tìm kiếm những ứng viên có những đam mê và kinh nghiệm bên ngoài công việc hàng ngày của họ. Hãy sử dụng bản lý lịch của bạn như một cơ hội để làm nổi bật mọi thứ bạn có, chứ không chỉ gói gọn trong kinh nghiệm làm việc. Một số thứ bạn có thể thêm vào bản lý lịch, theo Ewing, là:

- Kinh nghiệm làm tình nguyện

- Các dự án vì đam mê

- Những công việc ngoài lề

Liệt kê chúng ra thôi là chưa đủ. Hãy ghi thêm lý do tại sao những kinh nghiệm đó lại quan trọng đối với bạn, và qua đó bạn đã học được những gì.

Đưa ngữ cảnh vào số liệu

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 3.

Hình thành thói quen đưa bất kỳ dữ liệu nào có thể cho thấy cách bạn vượt qua khó khăn trong những công việc trước đây. Bạn đã từng giúp công ty tiết kiệm được thời gian, tiền của, hay nhân lực? Bất kỳ số liệu nào chứng minh cho điều đó đều nên được đưa vào bản lý lịch.

Có dữ liệu là điều tốt. Nhưng giải thích được tại sao nó lại quan trọng thì càng tốt hơn nữa. Hãy đưa câu chuyện đằng sau những con số đó vào bản lý lịch của bạn.

Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm những ứng viên biết đi trước đón đầu và qua đó tạo nên những tác động (tích cực) lên công việc trước đây của họ. Bạn đã làm điều đó như thế nào? Nó tác động lên công việc kinh doanh ra sao? Hãy trình bày ngữ cảnh để các nhà tuyển dụng hiểu được tại sao những con số khô khan kia lại quan trọng.

Dùng ngôn ngữ của nhà tuyển dụng

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 4.

Ewing nói rằng Google không sử dụng bot để sàng lọc lý lịch. Một con người sẽ xem từng bản lý lịch được gửi đến - nhưng họ có thể chỉ dành ra 6 giây hoặc ít hơn mà thôi.

Đó là lý do tại sao từ khóa có tầm quan trọng đặc biệt. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm các kỹ năng, năng lực, và ngôn ngữ phù hợp với miêu tả về công việc.

Hãy thử cách này nhé: in bản miêu tả công việc ra; in bản lý lịch của bạn ra; đặt chúng cạnh nhau và so sánh. Liệu có ai chưa biết gì về bạn nghĩ rằng hai bản này có đủ những điểm chung cần thiết? Hay, nên chăng bạn cần làm nổi bật hơn những kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng những đòi hỏi trong miêu tả về công việc?

Tất cả những điều nói trên có vẻ khá phức tạp, nhưng hãy cân nhắc lựa chọn thay thế. Nộp đơn ứng tuyển mọi công việc mà bạn đủ tiêu chuẩn với cùng một bản lý lịch nhiều khả năng chẳng phải là một chiến lược thành công. Đầu tư thời gian tinh chỉnh bản lý lịch để có được công việc bạn thực sự muốn mới là điều nên làm và là điều hoàn toàn xứng đáng để bỏ công sức ra.

Tham khảo: BusinessInsider